quản lý tiền lương trong doanh nghiệp
quản lý tiền lương bằng access
quản lý tiền lương và tiền công
luận văn quản lý tiền lương
đề tài quản lý tiền lương
quản trị tiền lương
kế toán tiền lương
các khoản trích theo lương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 7
I/ KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG. 7
1. Khái niệm tiền lương 7
2. Bản chất, chức năng của tiền lương. 8
2.1. Bản chất của tiền lương . 8
2.2. Chức năng của tiền lương. 10
2.2.1. Chức năng thước đo giá trị của sức lao động. 10
2.2.2. Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động . 10
2.2.3. Chức năng động lực đối với người lao động . 11
2.2.4. Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công lao động xã hội 11
II/ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 12
1. Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp. 12
2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay. 13
a) Trả lương theo thời gian: 13
b) Trả lương sản phẩm: 14
3. Vai trò, ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 20
III/ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG 21
1. Chính sách của Đảng và Nhà nước 21
2. Đối tượng áp dụng 22:
3. Nguyên tắc chung: 22
4. Xây dựng đơn giá tiền lương 23
IV/ QUAN ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THAM GIA TỔ CHỨC XÂY DỰNG TIỀN LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG. 24
1. Cơ sở pháp lý của vấn đề Công đoàn tham gia xây dựng tiền lương 24
2. Trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện công tác tiền lương. 25
3. Nội dung Công đoàn tham gia với chuyên môn tổ chức thực hiện công tác tiền lương. 25
3.1. Công đoàn tham gia lựa chọn các hình thức tiền lương cho công nhân viên chức lao động trong doanh nghiệp: 25
3.2. Công đoàn tham gia xây dựng định mức lao động. 26
3.3. Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng tiền lương. 27
3.4. Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng quy chế tiền lương ở doanh nghiệp. 27
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. 29
A/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG. 29
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng Công ty Sông Đà. 29
II. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng tới công tác quản lý tiền lương. 32
1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty xây dựng Sông Đà số 2 32
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của công ty. 34
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tiền lương ở công ty: 37
3.1. Kế toán trưởng Công ty 38
3.2. Phó kế toán trưởng công ty - Kế toán Tổng hợp toàn công ty 39
3.3. Kế toán Nhật ký chung Cơ quan Công ty, 41
3.4. Kế toán Ngân hàng, Phải trả người bán. 42
3.5. Theo dõi thanh toán các hợp đồng xây lắp giao khoán cho các đơn vị 42
3.6. Kế toán Tiền mặt, thanh toán tạm ứng, kế toán giao khoán 43
3.7. Kế toán Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, phải thu khách hàng, Phải thu khác, kế toán thu vốn 43
3.8. Kế toán vật tư, Theo dõi TSCĐ, dụng cụ hành chính, Công cụ xuất dùng 44
3.9. Thủ quỹ làm công tác hành chính của phòng lưu trữ công văn đi, đến 45.
3.10. Nhiệm vụ của các kế toán chủ công trình. 45
3.11. Nhiệm vụ trưởng ban kế toán các đơn vị trực thuộc 45
B/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 48.
I Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương. 48
1. Nguyên Tắc trả lương 48
1.1. Đối tượng áp dụng 48
1.2. Mức lương 48
1.3. Cán bộ đoàn thể 52
1.4. Các chế độ khác theo lương 53
1.5. Lương các chức danh: 53
2. Tổ chức thực hiện 54
3. Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các quỹ xã hội nhân đạo và bảo hiểm y tế: 56
4. Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh chuyên môn và lương, phụ cấp các chức danh Công đoàn trong Công ty 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2. 62
I) Đánh giá, so sánh chung về Công ty Sông Đà 2 62
II) Những nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức quản lý tiền lương tại công ty xây dựng Sông Đà 2: 63
1. Tổ chức bộ máy kế toán 64
2. Công tác quản lý tiền lương: 64
III) Một số kiến nghị nhằm khắc phục và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương: 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng xuất, chất lượng và hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp dùng rất nhiều các biện pháp, chính sách để đạt được mục tiêu đó.Trong đó tiền lương được coi là một trong những chính sách quan trọng, nó là nhân tố kích thích người lao động hăng hái làm việc nhằm đạt hiểu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương đối với người lao động là phần thu nhập chủ yếu, là nguồn sống, là điều kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao phí. Đối với doanh nghiệp thì tiền lương được coi là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất và được tính vào giá thành sản phẩm.
Thực tế đã chứng minh rằng ở doanh nghiệp nào có chính sách tiền lương đúng đắn, tiền lương mà người lao động nhận được xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp đó sẽ hăng hái lao động, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo... đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lương tốt, người lao động được trả lương không xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra hoặc không công bằng trong việc trả lương thì sẽ không kích thích được người lao động thậm chí họ sẽ bỏ việc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương, sau quá trình học tập tại trường Đại học Công đoàn và thời gian thực tập tại Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng Công ty Sông Đà em đã chọn đề tài: “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp, em hy vọng qua chuyên đề này sẽ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiền lương tại Công ty và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý quỹ tiền lương.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
I/ KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG.
1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương phản ánh nhiều mối quan hệ trong kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương không phải là giá cả của sức lao động, không phải là hàng hoá cả trong khu vực sản xuất kinh doanh cũng như khu vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Trong kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là: "Tiền lương được biểu hiện bằng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Được hình thành thông qua quá trình thảo luận giữa hai bên theo đúng quy định của nhà nước". Thực chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường là giá cả của sức lao động, là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, xã hội, tuân thủ theo nguyên tắc cung cầu giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước. Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối.
Tiền lương dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN)............