tieu thu san pham la gi, tieu thu san pham cua doanh nghiep, tiêu thụ sản phẩm, tinh hinh tieu thu san pham, thi truong tieu thu san pham
LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán,... Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp & chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp & chính sách phù hợp.
Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Thầy giáo - Phó Giáo Sư - Tiến Sỹ Lê Văn Tâm và sự giúp đỡ của các anh chị các phòng chức năng trong công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong luận văn này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty In Hà giang. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Kết cấu khoá luận : Chia làm 2 phần.
Phần I: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang
Phần II: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang.
Do thời gian và kiến thức có hạn, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý chủ quan của bản thân. Vì vậy khoá luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của thầy cô và anh chị trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo và các cán bộ nhân viên văn phòng Công ty In Hà giang đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
I/ Giới thiệu công ty In Hà Giang 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty In Hà giang 3
2. Đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm 7
2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường 7
2.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất 8
2.3. Đặc điểm về chất lượng đội ngũ lao động 10
II/ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 13
1. Tình hình về tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang 13
2. Phân tích mặt hàng tiêu thụ 17
3. Phân tích về thị trường tiêu thụ 19
4. Phân tích các chính sách giá cả của Công ty 24
5. Phân tích hiệu quả tiêu thụ và tình hình tài chính của công ty 25
6. Phân tích nguyên nhân làm cho tình hình tiêu thụ biến động 32
III/ Đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm 38
1. Ưu điểm 38
2. Nhược điểm 39
3. Nguyên nhân 40
Phần II GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 42
I/ Mục tiêu, phương hướng và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm sắp tới 42
1. Mục tiêu 42
2. Định hướng phát triển của Công ty 43
3. Kế hoạch phát triển của Công ty trong thời gian tới 44
II/ Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang 45
1- xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý 45
1.1.Xây dựng chính sách sản phẩm 45
1.2. Xây dựng chính sách giá cả 45
2- Thành lập Phòng Marketing và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 47
2.1. Thành lập phòng Marketing 47
2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 49
3- Củng cố tăng cường kênh phân phối 51
4- Đẩy mạnh chính sách giao tiếp và khuyếch trương 52
5- Giảm chi phí bán hàng, quản lý 54
6- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 55
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO