các chiến lược kinh doanh
chiến lược kinh doanh la gi
chiến lược kinh doanh kfc
chiến lược kinh doanh viettel
lập chiến lược kinh doanh
bản chiến lược kinh doanh
các chiến lược kinh doanh quốc tế
các chiến lược kinh doanh hiệu quả
các loại chiến lược kinh doanh
các chiến lược trong kinh doanh
các chiến lược kinh doanh của vinamilk
những chiến lược kinh doanh
kinh doanh đa cấp
kinh doanh làm giàu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết tất cả các quốc gia đều phải thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh. Công ty chỉ có thể qua một thời gian ngắn mà phát triển rất mạnh hay có thể phá sản, thì việc không ngừng đổi mới nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của môi trường đã trở thành nguyên tắc hàng đầu trong kinh doanh.
Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xác định rõ mình muốn đi đâu? phải đi như thế nào? Những khó khăn, thách thức nào phải vượt qua? Và quan trọng hơn cả là làm thế nào để mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng tâm, nhất trí, nỗ lực hết mình vì thành công chung của doanh nghiệp. Điều này trước hết phụ thuộc vào công tác xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ là đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững, lâu dài theo những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa thực tiễn đó sau 2 tháng thực tập tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Khuê em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội từ nay đến 2010".
Luận văn được bố cục làm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO)
Phần II: Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Hapro
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập chiến lược của tổng công ty thương mại Hà Nội từ nay đến 2010
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- công ty con, được hình thành dựa trên cơ sở tổ chức lại Công ty Sản xuất Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) và các công ty con là các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần và các công ty liên doanh liên kết.
Tên giao dịch quốc tế: HANOI TRADE CORPORATION
Tên viết tắt : HAPRO
Tên tiếng Việt : Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Trụ sở đặt tại: Số 38-40 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số điện thoại: 84-4-8267984 Fax:84-4-8267983
Email:
hap@fpt.vn và
haprosaigon@hn.vnn.vnLịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty:
Ngày 14/08/1991 thành lập “Ban đại diện phía Nam” (là tiền thân của Công ty SX-DV và XNK Nam Hà Nội-HAPROSIMEX SAIGON) thuộc liên hiệp SX-DV và XNK thủ công mỹ nghệ Hà Nội. Trong điều kiện không có vốn, không có cơ sở vật chất và một số ít cán bộ chưa có thị trường.
Tháng 4 năm 1992 Ban đại diện được đổi tên thành "Chi nhánh SX- DV và XNK thủ công nghiệp" trực thuộc liên hiệp SX-DV và XNK thủ công mỹ nghệ Hà Nội, với tên giao dịch là Haprosimex Sài Gòn, có trụ sở tại 14 Lý Lý Chiến Thắng, Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh.
Tháng 1/1999 thành lập công ty SX -DV và XNK Nam Hà Nội với tên giao dịch là Haprosimex Sài Gòn. Trên cơ sở sát nhập xí nghiệp phụ tùng xe đạp - xe máy Lê Ngọc Hân Hà Nội với chi nhánh SX-DV và XNK tiểu thủ công nghiệp, và trực thuộc liên hiệp SX- DV và XNK thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
Ngày 12/12/2002 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐ-UB sát nhập Công ty dịch vụ ăn uống Bốn mùa và đổi thành Công ty SX-DV và XNK Nam Hà Nội trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội với tên giao dịch là Haprosimex Sài Gòn.
Để triển khai dự án xây dựng xí nghiệp liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, UBDN thành phố Hà Nội ra quyết định số 1757/QĐ-UB ngày 20/3/2002 sát nhập Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty giống cây trồng Hà Nội vào Công ty SX-DV và XNK Nam Hà Nội.
Theo quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ Và số 125/2004/QĐ-UB ngày 11 tháng 8 năm 2004 của UBDN thành phố Hà Nội, thành lập TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ –Công ty con. Công ty SX-DV và XNK Nam Hà Nội làm công ty mẹ.
Kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, HAPRO đã phát huy được những thuận lợi của mình, không ngừng phát triển và khẳng định uy tín, vị trí và tên tuổi trong lĩnh vực xuất khẩu, kinh doanh hàng nông sản , thủ công mỹ nghệ… trên toàn quốc cũng như trên thế giới .
Năm 1991 HAPRO chưa có thị trường thì đến năm 2005:
-Đã giao dịch với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ.
-Đã trực tiếp khảo sát thị trường trên 30 nước.
-Đã và đang xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-Đã giao dịch với hơn 20.000 khách hàng quốc tế.
-Đã và đang làm ăn với trên 1.000 khách hàng quốc tế.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
- Nhận và bảo toàn phát triển số vốn Nhà nước giao.
- Đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn phù hợp với chiến lược chung của Thành phố.
- Đầu tư, tổ chức quản lý vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động thương mại của Thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong cả nước và nước ngoài nhằm phát triển Tổng Công ty.
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
-Tổ chức Quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và nước ngoài; tổ chức hỗ trợ triển lãm.
- Tổ chức kinh doanh trong những lĩnh vực và mặt hàng mà Công ty thành viên không vươn tới như một số kinh doanh xuất nhập khẩu và mặt hàng chủ đạo của nền kinh tế như: gạo, cà phê, hải sản, thủ công mỹ nghệ, dệt may, giầy dép, cơ khí. Nhập khẩu một số mặt hàng cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; kinh doanh tài chính, hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Các hoạt động kinh doanh khác.
3. Vốn điều lệ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO)
(258 tỷ - Vốn chủ sở hữu)
- Vốn Nhà nước thực có trên sổ sách kế toán được hạch toán tập trung tại công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
- Vốn điều lệ của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên mà Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội làm chủ sở hữu.
- Vốn Nhà nước mà Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nắm giữ ở các Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, liên kết với nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài .
4. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong tổ chức bộ máy Quản lý của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
* Sơ đồ tổ chức
* Chức năng các phòng ban (Xem phục lục 1)............