chất lượng sản phẩm là gì
luật chất lượng sản phẩm
chất lượng sản phẩm amway
luật chất lượng sản phẩm hàng hóa
quản lý chất lượng sản phẩm
chất lượng sản phẩm hàng hoá
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
nâng cao chất lượng sản phẩm
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc chạy đua thực sự, cuộc chạy đua đem lại những lợi thế trong kinh doanh. Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, chất lượng sản phẩm đang trở thành một yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
Có thể khẳng định, chất lượng đang là vấn đề mang tầm quan trọng vĩ mô nhưng để nâng cao chất lượng đạt mức tối ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý trong hệ thống hoạt động của mình. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm ngày càng cao, sản phẩm không chỉ đẹp, rẻ mà phải đạt chất lượng cao. Đây chính là chiến lược hàng đầu để các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong quá trình tìm kiếm, phát huy những phương án khả thi nhất cho việc sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và vượt kỳ vọng của khách hàng với giá thành hợp lý nhất. Do đó, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu khách quan thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường.
Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong thời gian qua và trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hóa về kinh tế, hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được nâng cao. Đảng và nhà nước đã có nhiều các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành may mặc, điều này đã tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp may mặc với đủ mọi thành phần kinh tế và qui mô khác nhau ở nước ta. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường sản xuất, tiêu thụ của mình. Việc này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành may mặc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả đã có không ít doanh nghiệp nhà nước tự khẳng định mình. Công ty cổ phần may Lê Trực là một trong số ít các doanh nghiệp cổ phần hoạt động có hiệu quả mặc dù mới thành lập chưa lâu song hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và đang trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong cả nước. Sản phẩm của công ty đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là hàng xuất khẩu của công ty sang các nước trên thế giới đã mang lại doanh thu không nhỏ cho công ty. Bên cạnh những thành công, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu quan trọng của công ty để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty cổ phần may Lê Trực với sự giúp đỡ và khuyến khích của thầy giáo Hoàng Văn Liêu, các cô chú, anh chị trong công ty em đã chọn đề tài: “Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần may Lê Trực” làm khoá luận tốt nghiệp nhằm phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó từ những kiến thức đã học em xin đóng góp phần nhỏ công sức của mình đưa ra những quan điểm, phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, giúp công ty nâng cao vị trí cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài lời nói đầu và danh mục tài liệu tham khảo khoá luận gồm ba chương:
ã Chương I: Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp.
ã Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty may Lê Trực.
ã Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may Lê Trực.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Liêu đã tận tình hướng dẫn em đồng thời cháu xin cảm ơn các cô chú và anh chị trong công ty cổ phần may Lê Trực đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thu thập số liệu dể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Vì thời gian và trình độ còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần may Lê Trực để em hoàn thành tốt nhất đề tài của mình.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Việc cạnh tranh này thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Do vậy, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nghiêm túc đến chất lượng sản phẩm và sử dụng yếu tố này làm thứ vũ khí lợi hại để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường là điều tất yếu.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm đang được chú trọng nghiên cứu và được đưa vào giảng dạy như một môn học chính trong các trường Đại học, Trung cấp .... Điều này cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của sinh viên, người tiêu dùng nói riêng và trong ngành khoa học kinh tế nước ta nói chung.
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm.
1.1.1.1. Khái niệm:
Chất lượng là một phạm trù rộng và phức tạp mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình, nhất là lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, thói quen của con người. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào góc độ xem xét, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định và nhằm những mục đích riêng biệt. Nhưng nhìn chung mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và ý nghĩa thực tiễn khác nhau, đều có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng không ngừng hoàn thiện và phát triển.
Theo quan niệm của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây mà Liên Xô là đại diện: “Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế - kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó, đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế - kỹ thuật”. Về mặt kinh tế quan điểm này phản ánh đúng bản chất của sản phẩm qua đó dễ dàng đánh giá được mức độ chất lượng sản phẩm đạt được, vì vậy mà xác dịnh được rõ ràng những đặc tính và chỉ tiêu nào cần được hoàn thiện. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm chỉ được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường, làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự vận động, biến đổi nhu cầu trên thị trường với điều kiện cụ thể và hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp. Khiếm khuyết này xuất phát từ việc các nước xã hội chủ nghĩa sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch, do đó mà sản phẩm sản xuất ra không đủ để cung cấp cho thị trường, chất lượng sản phẩm thì không theo kịp nhu cầu thị trường nhưng vẫn tiêu thụ được. Mặt khác, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế phát triển khép kín, chưa có sự mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới nên không có sự cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng vẫn chưa được đánh giá cao trên thị trường...............