Giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD, 4Share.vn - Luận Văn - Báo Cáo - Hiệu quả sản xuất kinh doanh, Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,
LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), cơ chế quản lý kinh tế nước ta có sự biển đổi sâu sắc, Nhà nước đã chuyển đổi cơ chế từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Chính sự đổi mới đó đã tác động rất lớn tới kinh tế xã hội của đất nước, làm cho kinh tế nước ta ngày càng phát triển ổn định với tốc độ nhanh. Đất nước đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa theo định hướng XHCN, thì những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Điện tử - điện dân dụng. Tuy nhiên các mặt hàng đó hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng điện tử - điện dân dụng muốn làm ăn có lãi và không ngừng phát triển thì phải biết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình bằng những biện pháp đồng bộ và phù hợp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Điện tử Sao Mai em đã chọn đề tài “Các giải phâp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Điện tử Sao Mai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
- CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI .
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết để sản xuất bất kỳ loại hàng hoá dịch vụ nào cũng cần có các tài nguyên hay các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá dịch vụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nếu hoạt động sản xuất không được tiến hành thì doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại và biến dạng thành loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể sản xuất một cách tuỳ tiện mà phải sản xuất sao cho phù hợp, phải dựa trên cơ sở điều tra nắm bắt cụ thể, chính xác nhu cầu của thị trường, khi đó doanh nghiệp mới quyết định sản xuất mặt hàng, khối lượng, quy cách, chất lượng... Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả và đó cũng là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả bao giờ cũng phải hoàn thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ đó là sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Với việc sản xuất sản phẩm trước hết khi tiến hành các mục tiêu kinh tế - xã hội được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu thuộc về sản xuất. Nói cách khác, các chỉ tiêu thuộc về sản xuất phải được xác định trước và nó được coi là cơ sở để xác định lao động, trang bị, cung cấp vật tư, giá thành, lợi nhuận...
Mặt khác, kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất về khối lượng, chủng loại sản phẩm, về chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện các chỉ tiêu giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đề cập đến các kết quả của các hoạt động sản xuất bao giờ cũng phải đề cập dồng thời cả hai mặt: kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc về khối lượng và chất lượng của sản xuất. Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau.
Còn về tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp được toàn bộ chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đảm bảo quá trình tái sản xuất giản đơn. Mặt khác thông qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thực hiện được giá trị lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được xem xét, đánh giá từ hai quan điểm: chức năng xã hội và chức năng kinh tế.
Từ quan điểm xã hội (chức năng xã hội) các doanh nghiệp phải đảm bảo sản xuất và cung ứng một lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu cụ thể về chủng loại, chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội bao gồm cả nhu cầu trong sản xuất và nhu cầu trong tiêu dùng hàng ngày.
Từ quan điểm kinh tế (chức năng kinh tế) các doanh nghiệp không thể thực hiện chức năng xã hội bằng mọi giá mà phải lấy thu nhập từ tiêu thụ để bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất đã chi ra và đảm bảo thu được doanh lợi. Như vậy có doanh lợi hay không có doanh lợi phản ánh việc thực hiện hay không thực hiện được chức năng kinh tế của các doanh nghiệp.
Cuối cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được hay không cũng còn tùy thuộc một phần vào sự can thiệp của Nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau và đối với từng loại mặt hàng khác nhau.
Vì vậy, có nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, điều này mới đưa ra được những biện pháp cần thiết, phù hợp nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hoá được sản xuất ra cũng như khối lượng hàng hoá được tiêu thụ. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội vừa tăng được lợi ích của bản thân doanh nghiệp...........