gia tri kinh te cua rung, duy tri rung, chinh sach ngu dan, chinh sach doi ngoai, chinh sach thue, hoc vien chinh sach phat trien, ngan hang chinh sach xa hoi, chinh sach gia, chính sách tài khóa mở rộng, sinh viên ngoại thương với chính sách mới
LỜI NÓI ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
R
ừng là một loại đệm đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu như một nhân tố hình thành quan trọng, mà còn có vai trò như một nhân tố điều hoà khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh giới. Những chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất.
Rừng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của cả hành tinh. Việc phá rừng trong những thập kỉ gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng của nhiệt độ trái đất, hoạt động của bão lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh v.v… Bên cạnh đó diện tích rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến đa dạng sinh học ( ĐDSH ) rừng ngày càng bị suy giảm, các giống loài động, thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đã và đang là nguyên nhân chính thức dẫn đến sự tàn phá của thiên tai ngày càng khốc liệt . Ngoài ra, cùng với quá trình phát triển rừng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của nhân dân. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân loại hiện nay là bảo vệ và phát triển rừng, khai thác một cách hợp lý, vừa nâng cao năng suất kinh tế vừa phát huy tối đa các chức năng sinh thái của rừng, ngăn chặn những quá trình biến đổi không thuận nghịch của môi trường sinh thái do phá rừng gây nên.
Nói đến ĐDSH và các hệ sinh thái, không thể không nói đến các hệ sinh thái rừng, bởi vì chúng đóng một vai trò đặc biệt trong công tác bảo vệ ĐDSH. Ngược lại, ĐDSH là nhân tố cơ bản quyết định sự bền vững của hệ thống chức năng rừng, nhưng ĐDSH là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam , đặc biệt là lượng giá giá trị kinh tế về ĐDSH của rừng lại còn mới hơn. Nhận thức được tầm quan trọng và những thách thức của vấn đề cùng với lòng nhiệt huyết của bản thân ( một sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lí môi trường) về vấn đề ĐDSH rừng đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương cho việc hoạch định chính sách duy trì rừng Dẻ này”.
Do tài liệu điều tra cơ bản, các số liệu chưa được đầy đủ. Mặt khác, do không có nhiều thời gian để thực hiện nên tôi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu sót, có vấn đề chưa thể giải quyết được, những nội dung trình bày trong đề tài cũng chỉ là những kết quả bước đầu. Nhưng với những nỗ lực của mình tôi hy vọng sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đánh giá, phê bình từ mọi phía để tôi có cơ hội hoàn thiện hơn về nhận thức .
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết rừng suy giảm sẽ làm cho ĐDSH suy giảm. Tính ĐDSH rừng suy giảm chủ yếu do hai nguyên nhân đó là các hiểm hoạ tự nhiên và do con người. Mối nguy hại đối với ĐDSH có liên quan đến hoạt động của con người là việc phá huỷ, chia cắt, làm suy thoái nơi sống (sinh cảnh) của các loài. Phá huỷ nơi sống hay sinh cảnh sống của loài là mối đe doạ chính đối với mất mát ĐDSH. Mất nơi cư trú được coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các động vật có xương sống bị tuyệt chủng và cũng là nguy cơ đối với các loài động vật không xương sống và thực vật. Phần lớn nơi cư trú nguyên thuỷ là rừng, do đó việc duy trì và bảo vệ rừng không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ riêng của mỗi quốc gia mà là vấn đề được toàn cầu quan tâm. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều chương trình, chiến lược, đề tài nghiên cứu về rừng để đưa ra những biện pháp duy trì rừng và nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Đối với bản thân tôi, khi chọn đề tài này tôi cũng mong rằng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của rừng cũng như phần nào làm cho mọi người hiểu rõ giá trị của nguồn tài nguyên rừng nói chung và rừng Dẻ nói riêng. Do đó mục tiêu của tôi là tính tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ- xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương để mọi người không chỉ thấy được tầm quan trọng khi duy trì khu rừng này mà còn nhận thức được bảo tồn ĐDSH phải là nhiệm vụ cấp bách của toàn cầu, toàn nhân loại.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Gồm 3 chương
Chương I : Cơ sở nhận thức đối với tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ - xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương.
Chương II : Hiện trạng rừng Chí Linh - Hải Dương.
Chương III : Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám- Chí Linh - Hải Dương
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu
- Phương pháp phân tích kinh tế môi trường
- Phương pháp lượng hoá
- Phương pháp tổng giá trị kinh tế
- Phương pháp chi phí - lợi ích.
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu : Rừng Dẻ
- Phạm vi nghiên cứu : Đánh giá tổng giá trị kinh tế rừng Dẻ- xã Hoàng Hoa Thám.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, GVC. Nguyễn Công Thành và TS . Nguyễn Văn Tài - người đã hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập ở Vụ Môi trường- Bộ TNMT
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA RỪNG DẺ – XÃ HOÀNG HOA THÁM – CHÍ LINH – HẢI DƯƠNG 4
I. Cơ sở nhận thức, đánh giá giá trị kinh tế của rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương 4
1.1Cơ sở sinh thái học trong đánh giá giá trị kinh tế của rừng Dẻ 4
1.2.Cơ sở kinh tế học để đánh giá giá trị kinh tế rừng Dẻ 5
II. Tiếp cận những đánh giá kinh tế đối với rừng Dẻ 6
2.1. Tổng giá trị kinh tế (TEV) 6
2.1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp 8
2.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp. 9
2.1.3. Giá trị không sử dụng. 9
2.2. Phân tích chi phí - lợi ích 10
III. Giá trị kinh tế của rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương. 12
IV. Sự cần thiết của việc lượng hoá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ 13
4.1. Khái quát về đa dạng sinh học 13
4.2 Suy giảm đa dạng sinh học và nguyên nhân 14
4.3. Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học 20
V. Các phương pháp lượng hoá 21
5.1. Phương pháp đáp ứng liều lượng 21
5.2. Phương pháp chi phí thay thế 22
5.3. Phương pháp chi phí cơ hội 22
5.4. Phương pháp chi phí du lịch (TCM) 22
5.5. Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) 23
5.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 23
Chương II : Hiện Trạng rừng Chí Linh – Hải Dương 25
I. Giới thiệu chung về huyện Chí Linh – Hải Dương 25
1.1. Vị trí địa lí 25
1.2. Điều kiện tự nhiên 25
1.2.1. Địa hình 25
1.2.2. Đất đai thổ nhưỡng 25
1.2.3. Khí hậu 26
1.2.4. Thuỷ văn 26
II. ĐDSH của rừng Chí Linh – Hải Dương 26
2.1. Hệ thực vật Chí Linh 26
2.1.1. Phân loài thực vật 26
2.1.2. Giá trị tài nguyên thực vật Chí Linh 27
2.1.3. Chất lượng rừng và giá trị tài nguyên rừng 34
2.2. Hệ động vật Chí Linh 35
2.2.1. Thành phần các loài của các nhóm động vật 35
2.2.2. Các loài thú rừng 37
2.2.3. Các loài chim 39
2.2.4. Các loài lưỡng cư và bò sát 41
III. Nguyên nhân và diễn biến khai thác rừng Dẻ 41
Chương III : Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ 45
I. Đánh giá giá trị kinh tế 45
1.1.Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp 45
1.1.1. Giá trị của nguồn lợi hạt Dẻ 45
1.1.2Giá trị của nguồn lợi củi gỗ 46
1.1.3. Giá trị của nguồn lợi mật ong 48
1.1.4. Giá trị sử dụng trực tiếp khác 49
1.2. Đánh giá giá trị sử dụng gián tiếp 50
1.2.1. Giá trị của khả năng điều hoà khí hậu 50
1.2.2. Giá trị của khả năng hấp thụ bụi 53
1.2.3. Giá trị của khả năng chống xói mòn 54
1.2.4.Giá trị sử dụng gián tiếp khác 56
1.3. Đánh giá giá trị không sử dụng 58
II. Phân tích hiệu quả của việc duy trì rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương. 60
2.1. Lợi ích 60
2.2. Chi phí 61
2.2.1. Chi phí chăm sóc rừng Dẻ 61
2.2.2. Chi phí cơ hội 63
2.2.3. Chi phí duy trì 68
III. Giải pháp và kiến nghị 69
3.1. Giải pháp 69
3.2. Kiến nghị 69
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo